Mời tham khảo qua thông tin trên Google

Gioakim Lương Hoàng Kim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gioakim Lương Hoàng Kim
LM Luong Hoang Kim.jpg
Linh mục Gioakim Lương Hoàng Kim
SinhLương Văn Chiu
Kiến XươngThái Bình
MấtGiáo xứ Vinh Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân mất
Ung thư
Quốc gia Việt Nam
Tên khácGioakim (Joachim)
Công việcLinh mục, nhạc sư
Nổi tiếng vìDịch thánh kinh, viết nhạc công giáo.
Tôn giáoCông giáo
Gioakim Lương Hoàng Kim (1927-1985) là một linh mục, dịch giả và nhạc sĩ công giáo người Việt. Ông được đánh giá là một nhạc sĩ và dịch giả Công giáo giữ vai trò quan trọng trong dòng nhạc Bình ca và công tác dịch thuật các tác phẩm kinh thánh tại Việt Nam.[1]

Thân thế cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Lương Hoàng Kim tên thật là Lương Văn Chiu. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1927, quê ở Đồng Quan, xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông có Tên thánh là Gioakim (Joachim). Ông sử dụng các bút danh là Hoàng Kim hoặc HK cho những sáng tác của mình.
Năm 1937, ông theo học tại tiểu chủng viện Mỹ Đức (nay là Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu (Thái Bình). Từ năm 1944 – 1952, ông học tại Đại chủng viện Alberto, huyện Khoái Đồng, tỉnh Nam Định.
Năm 1953, ông được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Thái Bình. Từ năm 1953 – 1962, ông du học tại Ý rồi sang Pháp học về Thánh nhạc và Phụng vụ. Ông tốt nghiệp Cử nhân Hòa âm tại Viện Âm nhạc Paris năm 1962.
Năm 1964, ông về Việt Nam phục vụ tại các giáo xứ: Vườn Xoài, Mạctynho, Nghĩa Hòa và Vinh Sơn ở Sài Gòn. Năm 1967, ông thành lập một dàn nhạc hòa tấu, đồng thời làm giám đốc, giáo sư trường âm nhạc BACH (số 45 Nguyễn Thông, Sài Gòn) hợp tác với nhạc sĩ Tiến Dũng.
Ông qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1985 tại giáo xứ Vinh Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư.[1][2][3] Ban đầu, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Lazarô, Bình Hưng Hòa. Đến năm 2011, di hài của ông được đưa về lưu giữ tại nhà hài cốt của Giáo xứ Vinh Sơn, nơi ông là Chánh xứ tiên khởi và sống trong những năm cuối đời.[2]

Vị trí trong dòng nhạc Công giáo Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Từ những năm 1960, ông đã là một tác giả quen thuộc trong làng nhạc Công giáo Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong 4 nhạc sĩ (Nguyễn Văn HòaTiến DũngKim Long) sáng tác nhạc Công giáo thể loại bình ca hay và đúng theo "Hiến chế phụng vụ".[4] Ông được xem là đã góp phần làm phát triển Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam trong thời kỳ "Thánh ca tuổi trưởng thành và phát triển (1955-1975)". Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nhận xét: "Những sáng tác của Lương Hoàng Kim, người ta thấy hồn thơ nhạc của ông là hồn dân tộc".[5]
Bên cạnh đó, các nhạc sĩ Công giáo và linh mục cùng thời với ông đều đánh giá ông là người đầy tâm huyết với dân tộc.
Các tác phẩm của ông đều lồng vào đó giai điệu và màu sắc mang âm hưởng dân ca, dân tộc Việt Nam khiến ai nghe cũng cảm thấy gần gũi
—Linh mục Anrê Đỗ Xuân Quê, nguyên Trưởng ban Thánh nhạc giáo phận Tp.HCM,[6]
Linh mục Hoàng Kim là một Nhạc sĩ sáng tác Bình ca số "1" của Việt Nam. Cả một nguồn sáng tác phong phú là một kho tàng Thánh Nhạc đáng trân quí để lại cho hậu thế. Chỉ cần một bài "Thiếu nữ Sion" thì cha Hoàng Kim đã đáng mặt một Đại Nhạc sĩ
—Nhạc sư Hải Linh.[7]
Đến nay theo thống kê, chỉ trong 2 tuyển tập Thánh vịnh huyền ca 1, 2, ông đã có 829 bài hát thánh ca.[3] Trong tập Thánh vịnh huyền ca 3, do các học trò của ông cùng Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ cùng phát hành (năm 2010) có 246 bài hát về đủ thể loại và các mùa trong phụng vụ.

Những tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyển tập[sửa | sửa mã nguồn]

  • Họp mừng Vượt qua (xuất bản năm 1970)
  • Thánh vịnh huyền ca 1 (xuất bản năm 1972)
  • Thánh vịnh huyền ca 2 (xuất bản năm 1972)
  • Thánh vịnh huyền ca 3 (xuất bản năm 2010).

Các ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bài ca mới
  • Ca tâm niệm
  • Chúa hiển trị
  • Chúa là nơi con nương tựa
  • Chúa Trời
  • Con hãy nhớ rằng
  • Đến mà ăn
  • Điều răn mới
  • Đức Kitô
  • Lạy Chúa xin hãy sai
  • Lạy Chúa xin sai Thánh Linh
  • Magnificat
  • Này Đức Chúa
  • Này người ngủ mê
  • Ngài gánh lấy
  • Nguồn trợ lực
  • Nơi con nương tựa
  • Ở đâu có Bác ái
  • Thần ca
  • Thập giá ngất cao
  • Tiến dâng Cha
  • Vang lên muôn lời ca
  • Vinh quang của Ta
  • Vua Bình Yên
  • Xin sai Thánh linh
  • Thiếu nữ Sion

Một dịch giả Công giáo quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những sự nghiệp quan trọng trong cuộc đời ông là công trình phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ và bộ Kinh Thánh,[1] hiện đang được sử dụng rộng rãi và chính thức trong Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Trong suốt 13 năm là thành viên của nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, "Linh mục Lương Hoàng Kim đã đóng góp rất nhiều các bài dịch Thánh Vịnh, các bài đọc trong thánh lễ và hầu hết các bài Thánh Kinh trong Giờ Kinh Phụng Vụ".[1]
Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh OFM, Trưởng Điều hành Nhóm nhận xét:
Do Lương Hoàng Kim tốt nghiệp Phụng Vụ tại Đại học Công giáo Paris nên trong toàn bộ công trình của Nhóm Các giờ kinh phụng vụ, anh Hoàng Kim đã có những đóng góp quan trọng về mặt ngôn ngữ văn chương. Bộ lễ truyền thống dân tộc, Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, cũng như bộ lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam sáng tác vào cuối thập niên 70 thì hơn 10 năm sau, Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam lấy lại, bổ sung và đưa vào Sách Lễ Rô-ma cũng như vào sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ như chúng ta có thể thấy hiện nay. Trong công trình này, với tư cách là chuyên viên phụng vụ, anh Hoàng Kim đã có những đóng góp đáng kể.[9][10]
Làm một thành viên của nhóm dịch thuật Công giáo trong suốt 13 năm, ông là đồng tác giả của các ấn bản kinh thánh dưới bút danh Hoàng Kimthành viên dịch giả: Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Các tác phẩm có sự tham gia của ông được tái bản rất nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài những ấn phẩm dưới dạng sách in, còn hàng ngàn ấn bản dưới dạng sách quay ronéo hay các ấn phẩm được in hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.[11]

Những tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sách Kinh Thánh ấn bản 2011, 2800 trang. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2011
  • Kinh Thánh Cựu Ước, NGŨ THƯ (bản dịch để học hỏi), 590 trang. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2010
  • Kinh Thánh Tân Ước (bản dịch có hiệu đính), 1020 trang. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2008
  • Lời Chúa trong Thánh lễ, Trang: 1288. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2010
  • Kinh Sáng và Kinh Chiều, Trang: 1220 Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2010
  • Kinh Thánh. Lời Chúa cho mọi người (khổ nhỏ),Trang: 2204. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2012
  • Sách bài đọc trong Thánh Lễ, quyển 1, trang: 768. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2012
  • Sách bài đọc trong Thánh Lễ, quyển 2, Trang: 860. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2012
  • Sách bài đọc trong Thánh Lễ, quyển 3, Trang: 680. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2012
  • Các bài đọc Giờ Kinh Sách trọn bộ (2 quyển),Trang: 2600. Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2008

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

                                                                              ,