Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016



Việt Nam: Sứ thần Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh trong tư cách mục vụ hơn là ngoại giao

bởi  - 
114

cath.ch, Bernard Hallet, 2016-02-26

Tổng Giám mục Leopoldo Girelli ở Buôn Mê Thuột

Sứ thần Leopoldo Girelli bước qua năm thứ sáu ở Việt Nam, tháng 1 năm 2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh ở Việt Nam. Ngày 26 tháng 2, trang mạng Giáo hội Á Châu cho biết, ngài tích cực trên phương diện mục vụ hơn là các vấn đề liên hệ đến quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam.
Trong năm năm vừa qua, theo đúng sứ mệnh được giao phó, đại diện của Tòa Thánh đã làm việc tích cực ở 26 địa phận, ngài đã nhiều lần đến thăm tất cả các địa phận tại Việt Nam, các địa phận nghèo, các cộng đoàn công giáo của các sắc dân thiểu số là ưu tiên hàng đầu của ngài.
Một mục tử rất nhiệt thành
Đại diện của Đức Giáo hoàng đã đến thăm địa phận Hưng Hóa, một địa phận rộng lớn ở miền núi Bắc-Tây, giáo dân ở đây đa số là người dân tộc miền Bắc. Ngài cũng đi gặp các cộng đoàn công giáo miền Thượng ở Kontum và Ban Mê Thuột, miền Trung Việt Nam.
Trong một bài giảng của một trong các lần viếng thăm mục vụ, Đức Giám mục Girelli đã cho biết sinh hoạt mục vụ của mình: “Trong các chuyến viếng thăm mục vụ, tôi thường gặp đức tin của các tín hữu, và tôi quý trọng lòng nhiệt thành mục vụ của các linh mục, giám mục hết lòng phục vụ cho Giáo hội địa phương”. Đặt viên đá đầu tiên, khánh thành các công trình, thăm các chủng viện, các nhà Dòng, các bệnh viện, các trạm xá, vị giám chức hoạt động rất tích cực về mặt mục vụ.
Các giới hạn của vai trò ngoại giao của ngài bị áp đặt nên đã giới hạn tầm ảnh hưởng của ngài đối với nhà cầm quyền dân sự. Người ta tự hỏi sự bổ nhiệm này có làm chậm đi nhiều cho sự thiết lập các quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam không.
Đức Giám mục Girelli, “đại diện không thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam”
Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm Tổng Giám mục Leopoldo Girelli làm đại diện không thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam. Cùng một lúc, ngài cũng được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh ở  Singapour, đại diện ở Mã Lai và Brunei. Ngài thuộc địa phận Bergame miền Bắc nước Ý, năm 2011 ngài 58 tuổi và lúc đó là sứ thần ở Nam Dương.
Sự bổ nhiệm Tổng Giám mục Girelli là kết quả của một thỏa thuận do các thương thuyết của một nhóm làm việc giữa Việt Nam và Vatican. Thỏa thuận được ký trong lần họp thứ nhì của nhóm tại Rôma vào ngày 23 và 24 tháng 6 năm 2010. Đó là quyết định quan trọng nhất được tuyên bố riêng lẽ bởi hai bên trong cuộc họp này.
Chức danh của Tổng Giám mục Girelli là “đại diện không thường trú của Tòa Thánh”, một chức vụ không bình thường vì nó không mang một ý nghĩa chính xác về vai trò sứ vụ của người đại diện Giáo hoàng. Vì thế người ta sốt ruột chờ các tuyên bố đầu tiên của ngài. Ngày 18 tháng 4-2011, trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên, vị đại diện Giáo hoàng không để lại một nét gì mập mờ về việc này.
Ngày đầu tiên của buổi họp Hội đồng Giám mục mà ngài tham dự, ngài trình ủy nhiệm thư không phải cho chính quyền dân sự Việt Nam mà cho Hội đồng các Giám mục. Ngày thứ nhì của buổi họp, ngài chính xác nói về sứ mệnh đại diện của mình. Đức Tổng Giám mục Girelli giải thích cho chính quyền Việt Nam biết mình là “đặc sứ” của Đức Thánh Cha với Giáo hội Việt Nam. Nhưng ngài chưa làm một chức vụ ngoại giao nào với chính quyền Việt Nam.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

    THI CA CÔNG GIÁO

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
* * * * * * * * * 
Vinh danh Thiên Chúa cao vời
Hồng Ân Năm Thánh rạng ngời chiếu soi
Muôn hoa đua thắm khoe tươi
Khánh Nhật Truyền Giáo nụ cười hân hoan,
Thôn quê khắp chốn buôn, làng,
Thánh đường, phố thị điểm trang sắc mầu
Phúc Âm Lời Chúa chuyên sâu,
Cộng đoàn chia sẻ bên nhau thắm tình,

Thực thi bác ái, hy sinh ,
Rao truyền Nước Chúa, đăng trình yêu thương,
Kết thân thăm viếng ngoại, lương
Tỏ lòng từ thiện, tha hương khó nghèo.
Giúp người gặp cảnh cheo leo,
Tinh thần truyền giáo kèm theo thực hành,
Vâng nghe lời dạy thánh nhân,
Gia-cô-bê đã ân cần trao ban,

Đức tin phải có việc làm
Tinh thần truyền giáo cộng đoàn vươn lên
Phanxicô Thánh dựng nền
Xây nhà trên đá vững bền nêu gương
Ra đi mời gọi yêu thương
Sẵn sàng từ bỏ con đường thế gian
Rao truyền, chúc phúc bình an
Nảy sinh hoa trái trong vườn mến  thương
Bó băng, cứu vớt lầm đường
Đi tìm chiên lạc bốn phương đem về

Con đường truyền giáo say mê
Chuyên chăm cầu nguyện, Thánh Tê rê sa Hài Đồng
Kính thờ Thiên Chúa hết lòng
Yêu người như chính Chúa hằng yêu ta
Hãm mình, đền tội , thứ tha
Hy sinh nhỏ bé cũng là truyền rao
Chu toàn sứ vụ ban trao
Đam mê nên Thánh ! Biết bao vui mừng

Rao truyền Cứu độ Hồng Ân
Đích thân gặp gỡ thành phần khổ đau
Lệ sầu, nước mắt khô lau
Vỗ về, an ủi cho nhau ấm tình,
Quan tâm đến cuộc mưu sinh
Chữa lành đau ốm, tận tình thứ tha
Soi gương Mẹ Thánh Calcutta
Yêu thương truyền giáo chính là Thánh Ân
Khánh Nhật Truyền Giáo canh tân
Hồng Ân Năm Thánh khoan nhân trọn lành.
* * * * ** * * * 
Jos.Hương Quê








































ĐÓN THÁNG 3 VỀ 
* * * * * * * * *


Lạy Thánh Cả vô cùng kính ái!


Xin thương tình ngó lại đoàn con.

Cảnh long đong dương thế mỏi mòn,

Sống tội lỗi xoay vần trong tăm tối.


 Giữa chợ thế, muôn điều giả dối;


Trong lòng người, vạn nỗi  khiên oan !

Thở thở  than than ! con chỉ chuốc nghi nan,

Cậy mến kêu van ! Thánh hiền ban lộc phúc.


Bởi do tội lỗi mỗi ngày thêm vẩn đục,


Mãi mê lầm, càng lúc ngập miên man.



Soi gương Cha, mong chỉ lối đưa đàng,

Dẫu là ngà trắng,  tuyết tinh ngần,  mát lạnh

Khôn sánh được, sao ví bằng  tích hạnh,




Đường  Núi Thánh dẫu vách đá hiểm nghèo ?

Bến Thiên Đàng dù cửa hẹp cheo leo...

 Cậy trông Thánh – Vững tay chèo./.

* * * * * * * * *
JHQ.






0 nhận xét :

Đăng nhận xét