Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015






THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN 

tại Nghĩa Trang Gx. Nam Hòa, Bình Hưng Hòa lúc 7 giờ 30' ngày 02-11-2015 do cha chính xứ Nam Hòa Giuse Trần Văn Lưu chủ sự và cha Phêrô Nguyễn Văn Giáo đồng tế với sự hiệp thông của trên 200 giáo hữu trong ngoài giáo xứ  và ca đoàn Nhà Thờ Nam Hòa  hát lễ rất sốt sắng và trang nghiêm, cộng đoàn chăm chú lắng nghe Lời Chúa và bài giảng thuyết của  cha Phêrô về chủ đề "Các Thánh Thông Công" dưới sự chủ tọa của cha chính xứ.
Một số hình ảnh do Phó Ban Truyền Thông Gx. Nam Hòa Lương Đình Chuyên tác nghiệp.



























* * * * * * * * * 


Bài viết của cha  Giuse Nguyễn Trung Thành 
(  nghỉ hưu tại Gx. Phú Hạnh - Bình Thạnh Sg )

LỄ CÁC THÁNH
Kh 7,2…14
1Ga 3,1-3
Mt 5,1-121
1-11-2014

         Hôm nay là lễ Các Thánh.
 Các thánh là ai ?
       Tiếng latinh thánh là sanctus. Sanctus có nghĩa là hoàn hảo, tuyệt đối thanh sạch.
Theo giáo lý Công giáo : chỉ một mình Thiên Chúa mới là thánh. Vì Thiên Chúa yêu thương vô cùng, nên Người mời gọi mọi người tham dự vào sự thánh thiện của Người và hạnh phúc của Người. Những ai đáp lại tiếng mời gọi của Người được gọi là thánh (THE0,1989.40c)
        Cha Raniero Cantalamessa gọi các thánh là “Những kẻ đã giặt áo mình trong máu Con Chiên. Sự thánh thiện được lãnh nhận từ Chúa Kitô. Sự thánh thiện không phải là sự sản xuất của chúng ta”.
 Trong bài giảng ti nhà nguyn Santa Marta hôm th Sáu 9-5-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gii thích rng các thánh là những người ti lđược thánh hóa bi Mình và Máu Chúa Kitô, và hin thê ca Ngài

Lễ Các Thánh năm nay, chúng ta chiêm ngắm thày già Tôma Toán 76 tuổi.
Thày là người làng Cần Phan, tỉnh Thái Bình. Khi có trí khôn, cha mẹ dâng thày vào Nhà Đức Chúa Trời ở với cha Tuyên làng Trung Linh, Bùi Chu. Tính tình chịu khó, cẩn thận và siêng năng đạo đức, cha gửi thày đi học làm thày giảng. Đức cha đặt thày làm quản lý Tòa Giám Mục.
Vì tham tiền quan thưởng cho ai tố cáo các đạo trưởng, ông lang Tư tố cáo làng Trung Linh có đạo trưởng, có linh mục. Ngày 16-12-1839, quan phủ Xuân Trường đem lính đến vây làng. Cha Tuyên xin thày cùng trốn với cha, nhưng thày nói : “Cha là linh mục cần phải đi trốn, để còn sống mà ban các bí tích cho giáo dân”. Thày cùng những người có đạo ra trình diện. Ông lang Tư nghĩ thày là linh mục, tố cáo thày. Quan phủ bắt thày đeo gông và điệu về phủ Xuân Trường.
Tới phủ, quan nọc thày ra đánh rất tàn nhẫn, bắt thày bước qua Thánh Giá bỏ đạo, thày đáp : “Dù quan lớn có đánh đòn và giết chết, tôi cũng không bỏ đạo”. Biết không thể làm thày bỏ đạo, quan phủ điệu thày về tỉnh Nam Định với quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh, được mệnh danh là con “hùm xám”.
Quan Tổng đốc xúi một quan viên cùng bị bắt với thày, nhưng đã bỏ đạo, dụ dỗ thày. Ông quan viên đến khóc lóc, than van, năn nỉ : “Xin thày thương con, vợ con con. Nếu thày bước qua Thánh Giá, quan sẽ tha cho con. Thày không bước, quan sẽ giết con”. Quá mủi lòng, thày già Tôma Toán liền bước qua Thánh Giá chối đạo. Nhìn mặt thày không được vui, quan Tổng đốc hoài nghỉ, bắt thày vào tù, giam tiếp. Chính khi đó cha Giuse Hiển bị bắt và được giam chung với thày. Cha Hiển biết lòng thày buồn bã vì trót phạm tội. Cha giục thày ăn năn tội và cha giải tội cho thày.
4 tháng sau, quan tổng đốc sai hai người bỏ đạo, vào trong tù khóc lóc, năn nỉ thày. Thày không nghe, hai người chửi rủa thày, chửi rủa cả Chúa và Đức Mẹ. Nghe hai người xúc phạm đến Chúa, đến Mẹ, thày lại bỏ đạo, để họ khỏi ăn nói phạm thượng. Quan vẫn hồ nghi, bắt thày giam lại. May phúc cho thày, 15 ngày sau cha Đaminh Trạch bị bắt và bị giam chung với thày. Cha khuyên bảo thày xưng tội, thày không nghe. Thày nghĩ Chúa không đời nào tha thứ cho thày nữa. Đã hai lần thày chối Chúa rồi. Đêm ngày thày khóc lóc ăn năn. Cuối cùng, cha khuyên được thày tin vào lòng Chúa thương xót.
Nghe tin thày hối cải ăn năn, quan tổng đốc Nam Định giận dữ bảo lính : “Đem thằng già Toán ra đây, cho hắn tập bước qua thập giá, kẻo hắn quên mất”. Lần này quan tra tấn rất là tàn nhẫn. Quan lột trần thày, đem ra giữa công trường, ngày phơi nắng, đêm phơi sương. Quan cho phép người đi lại, nhổ râu, giật tóc, nhổ nước miếng, vả mặt thày, giơ chân đạp thày... Thày vẫn một mực kiên trung. Quan cho lính khiêng thày đi qua Thánh Giá, thày co chân lên và nói : “Tôi không muốn bỏ Chúa tôi đâu”.
Quan tổng đốc nhốt thày vào nhà tù lại. Lần này, thày không được ăn. Sau khi bỏ đói, quan truyền đem một mâm cơm đầy đủ thức ăn, và dụ dỗ thày : “Ăn đi để lấy sức mà bước qua thập giá !”. Thày đáp : “Ăn mà bỏ đạo thì tôi không ăn”.
Anh Thám, người lính coi tù, anh không có đạo. Thấy thày quá dũng cảm, anh cảm phục và lén đem cơm cho Thày. Khi thày hấp hối sắp nhắm mắt lìa đời, anh Thám thay quần áo mới cho thày và nói với thày : “Lạy ông, khi ông lên trời, ông nhớ đến tôi cùng” (Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng, T.II, trang 428-437)

Thày già Tôma Toán là người đáp lại tiếng Chúa mời gọi tham dự vào sự thanh thiện và hạnh phúc của Chúa.
Thày già Tôma Toán là người ti lđược thánh hóa bi Mình và Máu Chúa Kitô, và hin thê ca Ngài.
Thày già Tôma Toán là người bỏ đạo được phúc đón nhận ơn hối cải.
Xin Chúa giúp gia đình chúng con sống thánh thiện.



LỄ CÁC ĐẲNG
2-11-2015

Ngày lễ “Các Linh Hồn”, “Các Đẳng” hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ 4 tư tưởng này :
1- Con người phải chết
2- Chết chẳng đem được gì đi theo
3- Chết để thưởng, để phạt.
4- Lần chuỗi để được tha.

1- Con người phải chết

Theo thống kê năm 1985, trên thế giới
1 phút                 có                 2.760 người chết
1 giờ                    có               16.000
              1 ngày                  có             400.000
Con người phải chết là điều tất yếu. Chẳng có ai tránh khỏi cái chết. Triết gia Pascal người Pháp nói : “Loài ngườit không thể chữa được bệnh chết”.

Của cải tiền bạc cũng chẳng làm cho người ta khỏi chết
Tv 49 (48),7-11có câu :
Chúng cậy vào của cải
Lại vênh vang bởi lắm bạc tiền
Nào phàm nhân sống mãi được sao
Mà chẳng phải đến ngày tận số
Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết
Kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong
Bỏ lại tài sản mình cho người khác

Cũng chẳng cậy nhờ ai để tránh khỏi cái chết.
Tv 146(145),3-4) viết :
Đừng tin tưởng nơi hàng quyền quí
Nơi người phàm chẳng cứu được ai
Họ tắt hơi là trở về cát bụi
Dự định bao điều ngày ấy tiêu tan

Cuộc đời con người rất vắn vỏi như cỏ ngoài đồng, như hoa trong vườn
Tv 90(89),4-6 viết :
Ngàn năm Chúa kể là gì
Mà hôm qua đã qua đi mất rồi
Khác nào một trống canh thôi
Ngài cuốn đi chúng chỉ là giấc mộng
Như cỏ đồng trổ mọc ban mai
Nở hoa vươn mạnh sớm ngày
Chiều về ủ rủ chẳng phai chẳng còn

Sống cùng lắm là được 80 tuổi
Tv 90(89),10 viết :
Tính tuổi thọ trong ngoài bẩy chục
Mạnh giỏi chăng là được tám mươi
Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ
cuộc đời thấm thoát chúng con đã khuất rồi


2- Chết chẳng đem được gì đi theo

A-lịch-sơn là vua nươc Hy Lạp từ năm 336 – 323 TCNSuốt 10 năm trên ngai vàng, ông dành thời gian để đi đánh chiếm các nước. Ông đánh đâu thắng đó. Ông chiếm gần hết thế giới. Ông là vị tướng thành công nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.
Trước khi chết, vua A-lịch-sơn cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình.
1. Quan tài của ông phải được chính các vị quan tài giỏi nhất khiêng đi.
2. Tất cả vàng bạc châu báu của ông phải được rải dọc con đường dẫn đến ngôi mộ ông.
3. Đôi bàn tay của ông phải được để thò ra khỏi quan tài cho mọi người đều thấy.
         Một cận thần rất đỗi ngạc nhiên đã hỏi :
-  Tại sao ngài lại muốn như thế.
         Vua Alịchsơn giải thích:
1. Ta muốn chính các vị quan tài giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng : một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ - dù là những người tài giỏi nhất - cũng không có tài nào cứu chữa.
2. Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để mọi người thấy rằng : của cải vật chất mà ta gom góp được ở trên thế gian này sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời.
3. Ta muốn bàn tay của ta đong đưa ngoài quan tài để mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế gian này với hai bàn tay trắng, thì khi rời khỏi thế gian này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.

Thánh vịnh 49(48),12-14 cũng nói chết chẳng đem được gì :
Tuy họ lấy tên mình
Ma đặt cho miền này xứ nọ
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà
Nơi họ ở muôn đời muôn kiêp.
Dù sống trong danh vọng
Con người cũng không thể trường tồn
Thật nó chẳng khác chi
Con vật một một ngày kia phải chết
Phường tự mãn tự kiêu số phận là thế đó
Bọn ỷ tài khéo nói hậu vận chính là đây.

Thánh vịnh 49 (48),17-21 còn nói :


3- Chết để thưởng để phạt ?

Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 22-6-2009 làm một cuộc khảo sát các sinh viên trong các trường Đại Học về hướng sống của mỗi sinh viên như sau :
60% đổ mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái lên cha mẹ.
41% không nhất thiết phải sống cao thương
      36% làm việc theo lương tâm sẽ thua thiệt
32% chấp nhận sống vô ơn
      28% có tư tưởng trả thù, báo oán
18% đặt lợi ích cá nhân lên trên hết.
Qua thống kê, đa số sống không nghĩ đến đời sau, không nghĩ đến chuyện thưởng phạt. Nếu không có thưởng phạt làm sao phân biệt được người lành kẻ dữ. Xã hội không thể nào có sự thưởng phạt công bình. Có tiền, có quyền người lành trở thành kẻ dữ, kẻ dữ trở thành người lành.
Thật sự, không có ai nghĩ mình chết là hết, không giống như con vật chêt là hết chuyện. Ai cũng nghĩ mình chết là đi sang một kiếp khác, sang một thế giới khác. Vì thế, người ta ít dùng từ “chết”, mà thường dùng những từ  như “qua đời”, “ra đi”, “mãn phần”, “vĩnh biệt”, “tạ thế”....

Đức tin cho chúng ta biết có đời sau, có thiên đàng, có hỏa ngục và có luyện ngục.
Thiên đàng dành cho những người hoàn tất bổn phận; luyện ngục dành cho những người chưa hoàn tất; hỏa ngục dành cho những người không hoàn tất, lại còn làm điều ác.
Tv 37(36) 16 nói :
Ít tiền ít của mà là người công chính
Hơn nhiều vàng nhiêu bạc mà là kẻ ác nhân
Vì cánh tay bọn ác nhân sẽ bị gẫy
Còn người công chính được Chúa phù trì.

Nhìn vào bản thân mình, nhìn vào sự yếu đuối tội lỗi của mình, chúng ta mới thấy luyện ngục không phải là nơi Chúa phạt, mà là nơi Chúa thương. Chẳng những Chúa cho có luyện ngục để chúng ta có thời gian đền bù tội lỗi, mà Chúa còn thúc giục bà con thân thuộc và bạn bè còn sống làm việc lành, để đền tội cho chúng ta.

4- Lần chuỗi để được tha

Cha thánh Piô (1887-1968) mỗi lần trao tặng ai tràng chuỗi Mân Côi, thường nói :
- Hãy đưa các linh hồn ra khỏi luyện ngục bằng việc lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ Maria.
Bà Mori kể :
- Cha Piô muốn chúng ta hằng ngày cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi cứu các linh hồn nơi luyện ngục.
       Thánh An-phong, sáng lập dòng Chúa Cứu Thế nhắn nhủ :
- Nếu muốn cứu giúp các linh hồn dưới luyện ngục, hãy lần hạt Mân Côi.

* * * * * * * * *

Thi ca Công giáo


ĐIỂM HẸN
* * * * *
Tri âm cảm tạ mấy dòng
Tâm đầu ý hợp từ trong ra ngoài
Xuân xanh mấy chốc tàn phai,
Vững tâm trông cậy an bài thánh ân.
Ngày ngày khẩn nguyện thành tâm,
Năm năm ngưỡng vọng cửu trùng Nước Cha
Thế trần dầu lắm phong ba,
Thánh Linh trợ lực giúp ta vững vàng,
Cho dù chẳng gặp trần gian
Vẫn còn điểm hẹn Thiên Đàng với nhau.
Kính yêu trước cũng như sau
Phục sinh hạnh ngộ đồng tâu Chúa Trời
Vườn Xuân Thiên Quốc tuyệt vời
Đệ huynh tận hưởng  muôn đời thánh ân
Thi ca ta lại chắp vần ./.
* * * * *

THIỆN TÂM TU ĐỨC
* ** * * * * *
Cuộc sống giáo dân nhớ tháng ngày
Sổ kho chép lại cũng cần thay !
Tin Yêu : sinh hoạt làm gương sáng,
Cậy Mến : noi theo khéo học Thầy.
Luân lý nhân quần năng chiếu tỏa,
An hòa thân ái mãi đong đầy.
Tháng ngày ky cóp thành công đức,
Đường thật quanh co ! cũng nắn ngay./
* * * * * * * * * *
Jos. Hương Quê
ĐXT-SAIGON


NGÀY GIỖ  MẸ CHA

* * * * * * * * *

Hôm  nay ngày giỗ Mẹ Cha

Ta thương ÔN CỐ cũng là TRI TÂN

Ngày mai cũng sẽ lần lần

Đi vào dĩ vãng, mãn phần thế gian

Chúng tử lại giỗ, lại than,

Thương cha, nhớ mẹ muôn vàn xót sa.

Cuộc trần dâu bể, phong ba,

Nếu không mục đích thật là uổng công

Phúc thay có Chúa quan phòng

Đích cao điểm đến hằng mong hằng chờ

Nhân sinh chẳng phải bơ vơ,

Thế trần lại vẫn nguồn thơ dâng trào

Ký sinh công đức nêu cao

Tử quy diễm phúc dạt dào cánh chung

Tổ tiên con cháu vui mừng

Mùa xuân đoàn tụ Thiên Cung trường tồn./.

- - - - - - - -

Jos. Hương Quê

ĐXT- Saigon








0 nhận xét :

Đăng nhận xét